Kiểm nghiệm nông sản gồm các chỉ tiêu nào?

Nông sản là những nguồn thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Vì thế, để các loại sản phẩm nông sản được chứng nhận an toàn thực phẩm phải trải qua quy trình kiểm nghiệm nông sản. Kiểm nghiệm nông sản là quy trình quan trọng để xác định sản phẩm có đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm và có đủ tiêu chuẩn để công bố ra thị trường hay không. Vậy kiểm nghiệm nông sản gồm các chỉ tiêu nào để đảm bảo tiêu chuẩn, thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

kiểm nghiệm nông sản
Kiểm nghiệm nông sản gồm các chỉ tiêu nào?

Kiểm nghiệm nông sản là gì?

Kiểm nghiệm nông sản được xem là quá trình đánh giá và xem xét chất lượng an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn của Nhà nước. Đây là quy trình quan trọng để đảm bảo các sản phẩm nông sản đều đáp ứng các yêu cầu chỉ tiêu chất lượng.

kiểm nghiệm nông sản
Kiểm nghiệm nông sản là gì?

Tại sao cần phải kiểm nghiệm nông sản?

Tại sao cần phải kiểm nghiệm nông sản? Nông sản là các sản phẩm hoặc bán thành phẩm từ ngành sản xuất hàng hóa thông qua việc trồng trọt và phát triển cây trồng. Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều loại hàng thực phẩm, sợi, nhiên liệu, nguyên liệu, dược phẩm và các sản phẩm độc đáo khác.

Hàng nông sản bao gồm một loạt các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp, bao gồm:

  • Các sản phẩm nông nghiệp như gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật sống (ngoại trừ cá và các sản phẩm từ cá), cà phê, tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi, …
  • Các sản phẩm phái sinh như bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt, …
  • Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, rượu, bia, thuốc lá, xúc xích, bông xơ, nước ngọt, da động vật thô, …

Việc kiểm nghiệm nông sản đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm chất lượng vào thị trường và xác định vị thế của mình, từ đó lấy được sự tin cậy của người tiêu dùng.

kiểm nghiệm nông sản
Tại sao cần phải kiểm nghiệm nông sản?

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm nông sản

Một số quy định và tiêu chuẩn quan trọng liên quan đến chất lượng thực phẩm và sử dụng các chất bảo vệ thực vật tại Việt Nam. Một số quy định và tiêu chuẩn đó bao gồm:

  • Thông tư 19/2021/TT-BNNPTNT là điều chỉnh về danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam.
  • Thông tư 50/2016/TT-BYT là quy định về giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm.
  • QCVN 8-1:2011/BYT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
  • QCVN 8-2:2011/BYT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
  • QCVN 8-3:2012/BYT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
  • Quyết định 46/2007/QĐ/BYT là quy định về giới hạn tối đa của ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.
  • TCVN 9740:2013 – Chè xanh
  • TCVN 1454:2013 – Chè đen
  • TCVN 5251:2015 – Cà phê bột
  • TCVN 5250:2015 – Cà phê hạt rang
  • TCVN 11888:2017 – Gạo trắng
  • TCVN 7036:2008 – Tiêu đen
  • TCVN 7037:2002 – Tiêu trắng
  • TCVN 12380:2018 – Hạt điều thô

Đồng thời, để đảm bảo chất lượng các mặt hàng nông sản cần phải kiểm nghiệm thông qua các chỉ tiêu kiểm nghiệm bao gồm:

Chỉ tiêu vi sinh gồm phân tích và xác định giới hạn ô nhiễm vi sinh vật như tổng số vi sinh vật hiếu khí, Coliforms, E.coli, Salmonella, Bacillus cerus, Staphylococcus aureus, tổng số nấm men – nấm mốc, …

Chỉ tiêu hóa học gồm các yếu tố như cảm quan (trạng thái, màu sắc, mùi, vị), tạp chất (cát sạn), chỉ tiêu dinh dưỡng như DHA, Omega 3, Omega 6, Omega 9, cholesterol, vitamin, axit amin, protein, lipid, tro, xơ, đường,… 

  • Hàm lượng kim loại như Pb, Cd, As, Hg, Na, K, Mg, … và phân tích độc tố vi nấm – Mycotoxin như Aflatoxin BG, Patulin, T2, HT2, Ochratoxin A, Deoxynivalenol, Zearalenone.
  • Thuốc bảo vệ thực vật nhóm gồm lân, chlor, cúc, carbamate, triazole,…
  • Các chất khử trùng gồm Methyl bromide, Ethylene oxide, 2-Chloroethanol, Phosphide, SO2, 
  • Các chất tẩy rửa gồm Chlorate, Bromide ion, …
  • Các chất bảo quản gồm Acid benzoic, acid sorbic, …
  • Nhóm chất đặc trưng trong sản phẩm nông sản gồm Caffein, Aloin A&B, Capsaicin, Catechin, EGC, ECG, polyphenol, Tanin, …
kiểm nghiệm nông sản
Các chỉ tiêu kiểm nghiệm nông sản

Kiểm nghiệm nông sản ở đâu?

Kiểm nghiệm nông sản ở đâu? Hiện nay, bạn có thể tiến hành kiểm nghiệm nông sản ở các đơn vị uy tín trên cả nước và được giấy chứng nhận của nhà nước cùng Bộ y tế. Trong đó, bạn có thể tham khảo qua Green Test.

Green Test hiện là đơn vị có kinh nghiệm lâu năm trong ngành kiểm nghiệm dược phẩm, thực phẩm, xử lý nước thải môi trường, xử lý khí thải, cung cấp các loại chứng nhận an toàn thực phẩm,… Đặc biệt, đơn vị chúng tôi còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu kiểm nghiệm tại nhà để giảm thời gian di chuyển cho khách hàng.

Nếu quý khách hàng muốn nhận thêm thông tin chi tiết về dịch vụ kiểm nghiệm nông sản, hãy liên hệ cho Green Test qua:

Công ty TNHH Tài Nguyên và Môi Trường Green Test

Tự hào với hơn 12 năm kinh nghiệm và đi đầu trong lĩnh vực kiểm nghiệm, vệ sinh môi trường và xử lý nước thải uy tín và chất lượng, chúng tôi tin tưởng và rất hân hạnh được trở thành đối tác mới và lâu dài của quý vị..

Fanpage Chat Zalo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *